Khi nói đến muối là chúng ta nói đến NaCl (natri clorua) với tỷ lệ Natri chiếm 39% khối lượng của NaCl. Trong đó thành phần natri là một chất rất quan trọng cho sự sống. Tuy nhiên, chính natri cũng gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu chúng ta dùng nhiều quá.
Khi nói đến muối là chúng ta nói đến NaCl (natri clorua) với tỷ lệ Natri chiếm 39% khối lượng của NaCl. Trong đó thành phần natri là một chất rất quan trọng cho sự sống. Tuy nhiên, chính natri cũng gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu chúng ta dùng nhiều quá.
Đối với người lớn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị lượng natri dưới 2.000 mg/ngày (tương đương với dưới 5g muối/ngày, chỉ dưới một thìa cà phê).
Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để duy trì thể tích huyết tương, cân bằng axit-bazơ, truyền xung thần kinh và chức năng tế bào bình thường.
Natri được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, thịt và động vật có vỏ. Nó thường được tìm thấy với số lượng lớn trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, thịt chế biến sẵn và đồ ăn nhẹ, cũng như trong đồ gia vị (ví dụ: đậu nành và nước mắm). Natri cũng có trong mononatri glutamate (mỳ chính/bột ngọt), được sử dụng làm phụ gia thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, tình trạng thiếu natri cực kỳ khó xảy ra ở những người khỏe mạnh.
Natri dư thừa có liên quan đến các hậu quả bất lợi cho sức khỏe, bao gồm cả tăng tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, béo phì, loãng xương, bệnh Meniere (rối loạn tiền đình ngoại biên) và bệnh thận. Trên thế giới ước tính có khoảng 1,89 triệu ca tử vong mỗi năm có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều natri. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 40.000 người Việt tử vong do ăn quá nhiều muối mỗi ngày. Do đó, việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam để ngăn ngừa các bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, tai biến mạch máu não và cứu sống sinh mạng. Từ năm 2020, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies, Bộ Y tế Việt Nam đã thực hiện trương trình truyền thông giảm muối với thông điệp [Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn]
Theo tính toán của các chuyên gia thì Giảm lượng natri dùng hàng ngày là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí nhất để cải thiện sức khỏe và giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm: cứ 1 đô la Mỹ đầu tư vào việc mở rộng quy mô các biện pháp can thiệp giảm natri, sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng ít nhất là 12 đô la Mỹ.
Với tôn chỉ hoạt động của một hội khoa học kỹ thuật về an toàn thực phẩm của Việt Nam. VINAFOSA luôn luôn nỗ lực hết sức trong nhiệm vụ truyền thông và phổ biến kiến thức về lĩnh vực an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Xuất phát từ phương châm hoạt động của Hội, ngày 05 tháng 04 năm 2024 tại Văn phòng VINAFOSA đã tổ chức lễ ký kết hợp tác về truyền thông giảm muối cùng Công ty Nestle Việt Nam với sản phẩm Nước Tương Giảm muối thuộc nhãn hàng Maggi.
[TS Lê Văn Giang Chủ tịch VINAFOSA và Bà Bùi Thị Mai Uyên ký Bản hợp tác]
Nestle là một công ty đa quốc gia có lịch sử lâu đời trong ngành công nghiệp thực phẩm.Thương hiệu Maggi có bề dày lịch sử tồn tại trên 100 năm khi ông Julius Maggi, chủ hãng MAGGI, là người đi tiên phong trong ngành công nghiệp thực phẩm cung cấp cho thị trường các sản phẩm như bột nêm và nước chấm giàu đạm từ các loại đậu, giúp bổ sung nguồn đạm vào bữa ăn cho hàng triệu gia đình thời đó. Các sản phẩm nước tương MAGGI đã được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ năm 1935.
[TS Lê Văn Giang Chủ tịch VINAFOSA chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo hai bên]
Mục tiêu cho Giai đoạn I của Thỏa thuận Hợp tác là Hai bên đồng hành cùng nhau, cùng xây dựng thêm một kênh truyền thông Giảm muối có gắn liền với sản phẩm cụ thể. Góp phần cho công cuộc truyền thông Giảm muối tại Việt Nam cùng bên cạnh các kênh của Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam.
Cũng tại buỗi lễ, với mục tiêu tối thượng là đem lợi ích cho sức khỏe cộng đồng, Lãnh đạo hai bên đã nhất trí cùng lên kế hoạch chi tiết cho chương trình hợp tác giai đoạn II: Hợp tác toàn diện về Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm tại Việt Nam.
♌Hữu Đức
Bài viết liên quan: