Bình Thuận: Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Ngày 13/9/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận (Liên hiệp hội) đã tổ chức họp thông qua dự thảo báo cáo phản biện Đề án “Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050”.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi họp

Tham dự buổi họp có TS. Lương Thanh Sơn – Chủ tịch Liên hiệp hội – Chủ tịch hội đồng phản biện đề án; các thành viên hội đồng phản biện đề án; chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe đại diện nhóm tổng hợp của Liên hiệp hội trình bày dự thảo báo cáo phản biện tóm tắt đề án của Liên hiệp hội, sau đó cho ý kiến dự thảo báo cáo phản biện đề án, cho ý kiến thêm về các nội dung dự thảo báo cáo đề án quy hoạch; theo đó các thành viên hội đồng phản biện đề án thống nhất cao dự thảo báo cáo phản biện của Liên hiệp hội; các ý kiến đóng góp chủ yếu cho dự thảo dung báo cáo đề án, các nội dung góp ý chủ yếu xoay quanh những vấn đề còn tồn tại của đề án như: Đề án cần điều chỉnh bố cục giữa các phần cho phù hợp, việc đánh giá hiện cần thể hiện ở các vùng ranh giới của khu vực, làm rõ chuỗi số liệu được thu thập để đánh giá hiện trạng, số liệu sử dụng phải thống nhất về mốc thời gian, nguồn trích dẫn; Đề án Quy hoạch cần thể hiện vị thế, mối liên hệ vùng và tác động ngoại vi có liên quan đến Khu du lịch quốc gia Mũi Né trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, các khu du lịch quốc gia, các trung tâm du lịch quốc tế; tác động của sân bay Phan Thiết, đường bộ cao tốc Bắc – Nam và các dự án giao thông quan trọng có liên quan; đề án phải thể hiện được luận cứ, cơ sở và tính toán rõ ràng về dự báo phát triển du lịch, dự báo quy mô dân số, đất đai, nhu cầu phát triển du lịch (khách du lịch nội địa và quốc tế); các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; các tiêu chuẩn thiết kế hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; thể hiện rõ dự báo thị trường du lịch, đặc biệt là thị trường quốc tế để làm căn cứ đề xuất phương án tổ chức hệ thống dịch vụ du lịch theo lãnh thổ nhằm hạn chế xung đột thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm; đặc biệt là dịch vụ lưu trú trong các không gian chức năng của khu du lịch; bố trí không gian các vùng, lĩnh vực, đối tượng quy hoạch cho phù hợp; Đề án cần phải thể hiện được các giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch rõ ràng hơn; đề xuất được các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, giải pháp, tổ chức thực hiện…,

Qua dự thảo báo cáo của phản biện của Liên hiệp hội và các ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng phản biện, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đã trao đổi một số khó khăn trong công tác lập quy hoạch, giải trình thêm một số nội dung phản biện, các ý kiến góp ý cho dự thảo đề án; các ý kiến phản biện của Liên hiệp hội được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đánh giá cao tiếp thu, chỉnh sửa đề án trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 22/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng KDLQG Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện tại, cả nước có 49 địa điểm tiềm năng phát triển KDLQG, trong đó có Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận, là một trong 6 địa điểm được công nhận là khu du lịch quốc gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *