Chuyển đổi số – cả nước nói, ai cũng nói, không nói là lạc hậu

Ngày 8/10 tại Cung Trí thức Thành phố Hà Nội, Tạp chí Việt Nam hội nhập – Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý tổ chức Chương trình Tọa đàm khoa học “Chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp” – Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập tiêu biểu, nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình phát triển thời kỳ hội nhập.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng đã đến dự và phát biểu tại buổi Tọa đàm. Cùng tham dự Tọa đàm còn có đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của các Ban, Bộ, ngành trung ương và gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu khắp mọi miền Tổ quốc.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại Tọa đàm

Phát biểu tại Toạ đàm, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đánh giá cao Tạp chí Việt Nam hội nhập – Viện Chính sách, Pháp luật Và Quản lý đã tổ chức nội dung Tọa đàm kết hợp với việc tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân trong ngày hôm nay, vì chuyển đổi số là một nội dung rất quan trọng hiện nay, cả nước nói, ai cũng nói, không nói đến là lạc hậu. Đối tượng thảo luận về chuyển đổi số tại Tọa đàm hôm nay lại là doanh nghiệp thì tầm quan trọng lại càng tăng lên…

tm-img-alt

Các đai biểu tham dự buổi Tọa đàm thực hiện nghi lễ chào cờ

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Thời gian gần đây, chúng ta thường hay bắt gặp cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, “Cách mạng công nghiệp 4.0” hay “Cách mạng số”… Các cụm từ này xuất hiện nhiều đến nỗi mà bất cứ một bài phát biểu hay báo cáo, văn kiện, nghị quyết lớn, nhỏ nào của các cấp nếu thiếu cụm từ này là cảm giác chưa đầy đủ, chưa bắt kịp thời đại.

Nếu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng về động cơ hơi nước; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là về động cơ điện; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là bắt nguồn từ số hóa, Internet và tự động hóa thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này bắt nguốn từ gì? Nó có tên gọi ra sao? Bản chất, đặc trưng, tính chất, sự ảnh huởng của nó gồm những nội dung gì? Các nước ứng xử với cuộc cách mạng lần này ra sao và Việt Nam chúng ta phải làm gì đây? Tất cả những câu hỏi đó đã thôi thúc chúng ta đi tìm câu trả lời.

“Chuyển đổi số vô cùng phức tạp, vô cùng đơn giản, vô cùng thú vị và hiệu quả. Do vậy, Toạ đàm ngày hôm nay là rất hữu ích cho đất nước chúng ta để chúng ta sẽ không thua bất cứ nước nào” – Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

tm-img-alt

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam trao tặng cuốn sách do ông viết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số tới lãnh đạo Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý và Tạp chí Việt Nam hội nhập

Theo Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập Đoàn Mạnh Phương phát biểu tại buổi Tọa đàm, ngày Chuyển đổi số Quốc gia lần đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh cả thế giới đang hướng về một thế giới số, để từ đó hình thành nên một cộng đồng xã hội số, công dân số và hôm nay chúng ta có mặt tại đây để cùng nói về một chủ đề có ý nghĩa. Đó là Doanh nghiệp số phát triển từ những doanh nhân số – Xu thế phát triển tất yếu của thời đại và của thời cuộc.

tm-img-alt

  Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập, Phó Chủ tịch HĐQL, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý – Nhà báo Đoàn Mạnh Phương phát biểu

Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

“Tọa đàm Chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp hôm nay sẽ là những cuộc trao đổi từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nhân xoay quanh chủ đề doanh nghiệp số”, Tổng biên tập Đoàn Mạnh Phương nhấn mạnh.

Cả thế giới đã đi qua hơn 2 năm đại dịch và từ trong sâu thẳm mất mát của đại dịch mới thấy giá trị của chuyển đổi số cần thiết như thế nào trong xu thế phát triển hiện nay. Đó là đòi hỏi cấp thiết được cất lên từ chính nhịp đập của thời cuộc và sự hối thúc từ trong phát triển.

Buổi Tọa đàm sẽ soi chiếu từ góc độ chính sách, pháp luật và quản lý cho tới những góc nhìn công nghệ, những lát cắt giải pháp để tìm ra những hướng đi hướng phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất thiết thực nhất từ một cuộc cách mạng số. Chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số…

One thought on “Chuyển đổi số – cả nước nói, ai cũng nói, không nói là lạc hậu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *